Khi thực hành trong phòng thí nghiệm, việc đảm bảo an toàn phòng thí nghiệm được đặt lên hàng đầu bởi những hóa chất và khí dư thoát ra trong quá trình thì nghiệm có thể ảnh hưởng trực tiếp đến người dùng nếu không có sự bảo hộ đúng cách.
Do vậy, trước khi làm việc trong phòng thí nghiệm, chúng ta cần phải tìm hiểu về các đặc tính độc hại, khả năng cháy nổ của từng chất để tránh xảy ra những sai sót khi tiến hành thí nghiệm, dẫn đến những hậu quả ngoài ý muốn, cụ thể:
- Trong phòng thí nghiệm có rất nhiều chất độc hại có thể kể đến như: HCN, Hg, CO, Cl2, NO, NO2, H2S, HgCl2,… hay là các loại chất dùng trong tổng hợp hữu cơ như: CH3OH, Benzen, Toluen, HCHO, CH2Cl2,… Khi làm việc với các chất hóa học này cần chú ý kiểm tra chất lượng dụng cụ chứa đựng và dụng cụ tiến hành thí nghiệm.
- Các chất thuộc nhóm dễ cháy như rượu cồn, dầu hỏa, ete, benzen, axeton,... khi làm việc với chúng cần phải chú ý: chỉ được phép đun nóng, hay chưng cất cách thủy, khồng để gần nguồn nhiệt, chất dễ cháy khác.
Tuy nhiên trong thời đại giảng dạy 4.0 hiện tại
Đối với bảng tương tác thông minh IWB giáo viên và học sinh dễ dàng thực hiện các phản ứng hóa học với các hóa chất và trọng lượng khác nhau mà không cần quan ngại đến việc tiếp xúc với các hóa chất độc hại và các vấn đề cháy nổ ngoài ý muốn.