Sự khác biệt giữa màn hình quảng cáo chuyên dụng và các loại tivi phổ thông

Ngày đăng: 20/04/2022

Khi bạn đang phân vân trong việc chọn một thiết bị để hiển thị thông tin, ngoài sự chênh lệch về giá, còn có nhiều sự khác biệt giữa màn hình chuyên dụng và các loại tivi phổ thông hay không? 

Câu trả lời cho câu hỏi này chắc chắn là CÓ rất nhiều sự khác biệt, mặc dù những loại màn hình này đều cho ra chất lượng hình ảnh tuyệt đẹp, nhưng chúng được thiết kế khác nhau hoàn toàn cả về hình dáng bên ngoài lẫn cấu trúc bên trong.

Lựa chọn màn hình phù hợp cho dịch vụ khách sạn, hay bố trí cho phòng họp doanh nghiệp, hoặc hiển thị thông tin cho cửa hàng, trung tâm thương mại, ... thì dùng loại nào phù hợp. Và sau đây là 5 điểm khác biệt hàng đầu, được tổng hợp từ những trang uy tín (Display2go, tvspecialists, DigitalTrends, ...) khi so sánh giữa màn hình chuyên dụng và các loại tivi phổ thông.

>>> Có thể bạn quan tâm: So sánh Digital Menu Board và màn hình ghép - loại nào hiệu quả hơn?

 

So sánh giữa màn hình chuyên dụng và tivi phổ thông

 

1. Sự khác nhau về ứng dụng vận hành

 

Một chiếc tivi mà ngày nay gia đình nào cũng có ít nhất một chiếc trong căn nhà của mình, chúng được thiết kế để xem truyền hình, xem phim từ các đầu phát, hoặc đôi lúc để ca hát giải trí, ... tivi thường được sử dụng vài giờ đồng hồ mỗi ngày.

Còn với màn hình chuyên dụng, chúng được tích hợp bộ phần mềm điều khiển thay đổi nội dung từ xa, ghép nối nhiều màn hình lại với nhau dạng matrix để đạt diện tích hiển thị mong muốn. Không những chúng có khả năng hoạt động độc lập hiệu quả, mà còn có thể quản lý từ xa bằng phần mềm chuyên dụng.

Màn hình thông thường chỉ phục vụ giải trí đơn giản, còn màn hình chuyên dụng sẽ phục vụ những công tác chuyên nghiệp mang tính thương mại hơn.

 

2. Sự phù hợp với điều kiện môi trường

 

Các loại màn hình công nghiệp (màn hình chuyên dụng) thì chúng lại hoạt động với cường độ cao hơn. Các bảng hiệu kỹ thuật số, ki-ốt tìm đường, bảng menu tại nhà hàng, máy tra cứu thông tin, ...  được bố trí ở những nơi có nhiệt độ khắc nghiệt hơn, tiếp xúc nhiều hơn với bụi, dầu mỡ, v.v.. Chúng có thể hoạt động vào bất cứ thời gian nào, có thể chỉ vài giờ hoặc có khi hoạt động 24/7 hoặc chạy liên tục hàng năm trời. Bởi vậy màn hình chuyên dụng có những thiết kế đặc thù (được bảo vệ rất chắc chắn bởi kính cường lực, bộ khung viền, chống bụi nước, ... để đảm bảo khả năng vận hành bền bỉ và ổn định.

Còn những màn hình giải trí gia đình thường chỉ được đặt cố định, không chịu được sự va đập, và phải tránh đặt nơi có độ ẩm, nhiệt độ cao.

>>> Có thể bạn quan tâm: Khám phá bên trong màn hình quảng cáo chuyên dụng

 

3. Độ sáng màn hình

 

Tương ứng với điều kiện ánh sáng môi trường mà chúng ta chọn loại màn hình có độ sáng tương xứng. Tivi thông thường chỉ hiển thị tốt khi bố trí trong phòng hoặc nơi có cường độ ánh sáng vừa phải. Các bạn có thể thấy khi đem 1 chiếc tivi ra khu vực ánh sáng ngoài trời, chúng ta sẽ không thể quan sát được nội dung hiển thị.

Các màn hình chuyên dụng có độ sáng màn hình rất cao, từ 300 đến hơn 1000 nit (đơn vị tính độ sáng màn hình thường là cd/m2 hoạc nit). Khi bạn muốn hiển thị thông tin trong phòng với cường độ ánh sáng vừa phải thì độ sáng khuyên dùng là từ 300-500 nit. Còn khi trình diễn nội dung ngoài trời thì độ sáng yêu cầu từ 700 -1000 nit.

Độ sáng màn hình máy tính, tivi thông thường tầm khoảng 200-250 nit, còn với màn hình chuyên dụng có độ sáng cao hơn rất nhiều.

 

4. Tính năng và tiện ích mở rộng

 

  • Cổng kết nối RS232, cổng LAN: được thiết kế để kết nối với bộ điều khiển hoặc máy tính, giúp chúng ta có thể điều khiển được hệ thống màn hình từ xa thông qua các phần mềm chuyên dụn
  • Orientation: tivi thông thường chúng ta chỉ có thể đặt nằm ngang và không thể lật dọc màn hình. Điều này thật quá dễ dàng với những màn hình chuyên dụng, xếp ngang hay dọc để trình diễn nội dung yêu cầu.
  • Cảm ứng: màn hình chuyên dụng được tích hợp khả năng cảm ứng đa điểm.
  • Hẹn giờ tắt - mở, hệ thống tự động hóa: chỉ có trên màn hình chuyên dụng
  • Connectivity: màn hình chuyên dụng được hỗ trợ rất nhiều cổng kết nối: HDMI, DVI, VGA, ...
  • Khả năng đồng bộ nội dung: khi chúng ta truyền hình ảnh hoặc tín hiệu video lên màn hình tivi thông đường, hình ảnh sẽ bị méo hoặc có không full toàn màn hình. Tuy nhiên màn hình chuyên dụng đã được tích hợp khả năng đồng bộ với độ phân giải của nhiều thiết bị đầu phát khác nhau: PC, Laptop, NUC, HD box, ...
  • Chống chói: màn hình chuyên dụng được trang bị thêm lớp phủ mờ và chống chói khác nhau để cung cấp khả năng đọc và hiển thị tốt nhất.
  • Kính cường lực, bộ khung viền chắc chắn để bảo vệ: chỉ được trang bị trên màn hình chuyên dụng.
  • Hệ thống tản nhiệt.

 

5. Thời gian bảo hành

 

Với chất lượng phần cứng đảm bảo, nhiểu nhà sản xuất màn hình chuyên dụng tự tin bảo hành sản phẩm của họ đến 3 năm. Còn với những màn hình thông thường chỉ bảo hành 1 năm, thậm chí họ đặt ra trong điều khoản bảo hành: nếu thiết bị trục trặc do sử dụng liên tục trên 4 giờ sẽ từ chối bảo hành.

>>> Có thể bạn quan tâm: Đọ công nghệ màn hình - AI là kẻ chiến thắng?

 

Bonus: Chi phí ban đầu và dài hạn

 

Chi phí là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định chọn mua sản phẩm. Chúng ta một người tiêu dùng bình thường có thể nhận thấy rõ rằng giá thành mua một chiếc tivi rất rẻ, nhưng cùng kích thước đối với màn hình chuyên dụng lại có giá thành cao hơn rất nhiều, Nhưng nếu sử dụng tivi thông thường cho mục đích thương mại, sẽ phát sinh nhiều chi phí bảo trì, sửa chữa, cũng như môi trường hoạt động làm tivi thông thường giảm tuổi thọ rất nhanh. Bởi vậy màn hình chuyên dụng là giải pháp tối ưu chi phí và lâu bền hơn.

Các bạn cần hỗ trợ kỹ thuật, hoặc tư vấn kỹ hơn về các loại màn hình chuyên dụng, màn hình quảng cáo, máy tra cứu thông tin, kiosk, bảng tương tác cảm ứng, ... đừng ngần ngại chat với hỗ trợ viên StarMart (ở góc màn hình) hoặc gọi ngay vào hotline: 08 9919 9915